Chờ đợi 10 năm
Thời điểm UNESCO gõ búa thông qua việc vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trở thành di sản thế giới,ầnđồngthuậntrongquảnlýdisảnUNESCOliêntỉnhvịnhHạ12bet mobile ông Lê Khắc, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, cho biết: "Chúng tôi vỡ òa vì vui mừng phấn khởi. Nguyên hồ sơ di sản quần đảo Cát Bà này chúng tôi đã chuẩn bị 10 năm rồi, và bây giờ Cát Bà đã được công nhận".
Mặc dù vậy, đây là trường hợp đầu tiên của việc UNESCO công nhận một di sản liên vùng tại VN. PGS-TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), cho biết việc ghi danh này thể hiện cam kết mạnh mẽ của VN về việc chúng ta sẽ xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh để quản lý di sản. Mặc dù vậy, bà Hiền cũng công nhận đây là việc khó khăn vì hiện trong luật Di sản văn hóa chưa có những quy định cụ thể về các di sản liên vùng. Trong thời gian tới, khi sửa đổi luật Di sản văn hóa nội dung này cũng sẽ được soạn thảo, thảo luận và bổ sung.
Trong khi đó, PGS-TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Địa chất khoáng sản, cho biết việc gắn kết chặt chẽ giữa hai di sản vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà sẽ đem tới giá trị cho cả hai. Theo PGS-TS Trần Tân Văn, quần đảo Cát Bà là phần bổ sung tài nguyên địa chất đáng kể cho vịnh Hạ Long. Theo đó, vịnh Hạ Long chỉ là tập hợp hàng trăm hàng nghìn hòn đảo nhỏ rải rác, quy mô rất nhỏ và cơ bản chỉ là đỉnh các tháp caster chìm trong nước biển. Sau khi có thêm quần đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long được bổ sung thêm giá trị của các dạng địa hình caster khác mà vịnh Hạ Long không thể hiện được.
"Đó là các dạng địa hình dạng chóp nón, dạng dãy, các thung lũng dạng tuyến kéo dài dọc theo các dãy, các hang luồn, những cái đó ở vịnh Hạ Long bị ngập trong nước biển, nó không thể hiện ra nữa. Ngoài ra, Cát Bà cũng bổ sung được cho vịnh Hạ Long giá trị sinh học và đa dạng sinh thái với những con voọc , rồi hệ sinh thái rừng vẫn còn ở Cát Bà", PGS-TS Trần Tân Văn nói.
Xây dựng chương trình hợp tác bảo vệ di sản
Theo PGS-TS Trần Tân Văn, hiện có một ban quản lý chung liên tỉnh nhưng mỗi địa phương lại có ban quản lý riêng, hoạt động riêng. "Chỉ có điều nó sẽ phải đồng thuận với một số định hướng chung. Ví dụ như là phát triển dài hạn 10 năm, tầm nhìn đến năm 2050, rồi các dự án đầu tư phát triển cơ bản cũng phải được đồng thuận cả hai bên nếu không thì mỗi ông sẽ một phách, lại tranh nhau. Theo tôi, sự kết hợp quản lý này là phương án tốt nhất", PGS-TS Trần Tân Văn nói.
Một nguồn tin cho biết, trước đây, Hải Phòng luôn muốn quần đảo Cát Bà đứng riêng, làm hồ sơ di sản riêng. Theo đó, địa phương này muốn làm hồ sơ riêng cho quần đảo Cát Bà theo tiêu chí đa dạng sinh học. Mặc dù vậy, các nhà khoa học và đặc biệt là UNESCO vẫn khuyến nghị quần đảo Cát Bà - vịnh Hạ Long hợp nhất thành một hồ sơ vì thực chất nó là một thôi. Theo nguồn tin này, vấn đề nằm ở chỗ: "Sau khi thành di sản liên vùng rồi thì các tiêu chí, như là chất lượng tàu bè du lịch, hướng dẫn viên, cộng đồng có sự tham gia mà nếu lệch pha nhau thì rất mệt. Đây thực sự là một thách thức".
Về điều này, PGS-TS Trần Tân Văn cho rằng: "Theo tôi thì UNESCO sẽ theo dõi rất sát sao vì sự kết hợp của cộng đồng, của đơn vị quản lý di sản liên vùng là vấn đề họ quan tâm. Động cái UNESCO lên tiếng ngay và khi đó các địa phương sẽ phải hợp tác với nhau hết". Cũng phải nói lại, trước đây "vịnh Hạ Long" cũng từng bị UNESCO "thổi còi" vì các hoạt động ảnh hưởng tới môi trường vịnh. Vì thế, các bên cần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác để tránh bị UNESCO nhắc nhở.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết quá trình thực hiện hồ sơ cũng là quá trình cả hai địa phương Quảng Ninh và Hải Phòng xây dựng các biên bản hợp tác, chương trình hợp tác để bảo vệ di sản. Hiện tại, một hệ thống văn bản hợp tác giữa các đơn vị của hai địa phương đã được xây dựng.
"Đây là di sản thiên nhiên liên tỉnh đầu tiên của VN. Chúng tôi đã có biên bản hợp tác cấp ban thường vụ, cấp UBND. Giữa các Sở Du lịch, Sở GTVT… đều có ký kết hợp tác bảo vệ di sản chung. Bản thân Quảng Ninh cũng đồng hành có trách nhiệm cao nhất trong bảo vệ giá trị toàn vẹn của di sản cũng như khai thác di sản. Trong 3 năm qua, Quảng Ninh cũng triển khai một loạt giải pháp tích cực để đánh giá sức tải cũng như khai thác di sản. Nhờ đó, UNESCO đánh giá cao Hạ Long và chúng ta lại được công nhận lần nữa", bà Hạnh nói.
PGS-TS Trần Tân Văn cũng cho biết bản thân UNESCO cũng không đòi hỏi quá xa vời. UNESCO chỉ yêu cầu tuân thủ các quy định của nước sở tại. "Các địa phương nên thực hiện nghiêm túc luật pháp của chính mình. Địa phương phải cân đối việc phát triển kinh tế ồ ạt, xem lại việc xem nhẹ khía cạnh bảo tồn hơn, đánh giá tác động môi trường một cách hình thức, không thực chất. Quy định của UNESCO hoàn toàn không có gì áp đặt cao quá so với pháp luật quốc gia. Vì UNESCO điều phối gần 200 quốc gia nên không thể ra được khung chung, mà chỉ yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại, miễn là đảm bảo giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn, tính xác thực", PGS-TS Trần Tân Văn nói.